Đá phạt gián tiếp là gì? Đâu là tình huống trọng tài xử phạt?

Đá phạt gián tiếp là gì? Thuật ngữ quá quen thuộc với anh em lão làng. Nhưng các tân binh thì vẫn còn “chưa tỏ”. Để giúp anh em không phải bỡ ngỡ mỗi khi gặp khái niệm này, bài viết sau, 123B sẽ giới thiệu đến anh em luật đá phạt gián tiếp trong bóng đá.

Xem thêm:

Đánh nguội trong bóng đá

Thuc khuya net

Hiểu đúng đá phạt gián tiếp là gì?

Trong bộ môn bóng đá, đá phạt là hình thức mà đội được hưởng quyền lợi sẽ có lợi thế kiểm soát bóng lại từ đầu. Nếu một hoặc nhiều cầu thủ của đội nào đó vi phạm luật bóng đá thì sẽ phải nhường quả đá phạt cho đội còn lại. 

Hiểu đúng đá phạt gián tiếp là gì?
Hiểu đúng đá phạt gián tiếp là gì?

Khi đá phạt, các cầu thủ của đội gây ra lỗi sẽ phải đứng cách một khoảng so với bóng và đội được hưởng quả phạt. Khi nào đội đá phạt thực hiện xong và bóng quay vào sân thì mọi diễn biến trở lại bình thường. Vị trí đá phạt càng gần khung thành đội gây ra lỗi thì độ nguy hiểm càng tăng lên bấy nhiêu.

Rõ ràng đây là lợi thế mà đội bị phạm lỗi được hưởng. Từ các tình huống đá phạt này sẽ mang đến cho họ cơ hội ghi bàn thắng dễ dàng. Các bạn đã hiểu đá phạt gián tiếp là gì? Chúng ta sẽ cùng khám phá các quy định chi tiết của hình thức này.

Cách xác định bàn thắng từ quả đá phạt gián tiếp

Đá phạt gián tiếp là một trong các hình thức xử lý phạm lỗi trong bóng đá. Tương tự các tình huống khác, đá phạt gián tiếp chỉ được thực hiện khi trọng tài công nhận lỗi và đồng ý. 

Khi xác định được tình huống phạm lỗi, trọng tài sẽ thổi còi và giơ cao tay chỉ về vị trí mà quả đá phạt được thực hiện. Do đây là đá phạt gián tiếp thì nó vẫn có đôi nét khác biệt so với các hình thức đá phạt khác.

Nếu quả bóng từ cú đá phạt trực tiếp không chạm vào chân cầu thủ thứ hai nào cả mà chui tọt vào lưới của đội phạm lỗi thì sẽ không được trọng tài công nhận bàn thắng. Tức là, cầu thủ thực hiện quả đá phạt gián tiếp phải tạo ra một đường chuyền chứ không được sút trực tiếp ghi bàn.

Nói một cách dễ hiểu, một quả đá phạt gián tiếp được công nhận là bàn thắng thì quả bóng phải được chạm ít nhất hai lần (không phân biệt cầu thủ của bất kỳ đội nào). 

Do đó, khi đội được hưởng quả đá phạt gián tiếp sẽ bố trí một cầu thủ đứng gần quả bóng để chạm nhẹ trước khi cầu thủ kế tiếp sút mạnh nó vào lưới của đội đối thủ.

Đâu là trường hợp phạm lỗi mà trọng tài xử lý đá phạt gián tiếp?

Anh em đã hiểu đá phạt gián tiếp là gì? Vậy đâu là tình huống mà trọng tài áp dụng hình thức này? Đá phạt gián tiếp chỉ diễn ra khi trọng tài xác định các lỗi mà cầu thủ trên sân vi phạm. Trong luật bóng đá, quy định rất cụ thể tình huống đội bóng được hưởng đá phạt gián tiếp khi bị đối thủ phạm một trong các lỗi sau.

Đâu là trường hợp phạm lỗi mà trọng tài xử lý đá phạt gián tiếp?
Đâu là trường hợp phạm lỗi mà trọng tài xử lý đá phạt gián tiếp?

Đối với cầu thủ

Sau đây là các quy định về các lỗi mà cầu thủ phạm phải:

  • Khi cầu thủ của đội bạn phạm lỗi việt vị.
  • Khi cầu thủ của đội tấn công không có bóng mà vẫn bị thủ môn đối phương truy cản.
  • Thủ môn thả bóng từ tay và bị cầu thủ đội bạn ngăn cản.
  • Khi thủ môn đang trong quá trình thả bóng mà cầu thủ đội bạn vẫn cố tình sút bóng.
  • Cầu thủ đội bạn có hành vi phạm lỗi nhưng xét về tính chất không quá nghiêm trọng.
  • Xảy ra tình huống va chạm khi cản trở cầu thủ đội bạn lên bóng.
  • Có cử chỉ, ngôn từ không đúng chuẩn mực, xúc phạm một ai đó trên sân.
  • Cầu thủ đối phương thực hiện tình huống ném biên nhưng bị đội bạn cản trở.
  • Tại các tình huống phát bóng, đá phạt trực tiếp, phạt đền, phạt góc và ném biên đã chạm bóng hai lần liên tiếp.
  • Khi mà cầu thủ lẫn thủ môn của đội thực hiện quả phạt đền cùng phạm luật ở các tình huống đá phạt đền thì sẽ được chuyển sang hình thức đá phạt gián tiếp.

Đối với thủ môn

Sau đây là các tình huống phạm lỗi của thủ môn giúp cho đội bạn hưởng quả đá phạt gián tiếp.

  • Thủ môn đã giữ bóng quá 6 giây trước khi đưa nó trở vào cuộc.
  • Thủ môn đã chạm vào bóng nhưng không bắt lại một cách dứt khoát trong khi cầu thủ đội bạn dự định cướp nó.
  • Sau khi bóng được đưa vào cuộc, thủ môn vẫn chạm bằng tay hay bắt bóng trở lại dù nó không hề chạm chân bất kỳ cầu thủ nào khác.
  • Khi được đồng đội chuyển bóng về bằng chân vẫn cố tình chạm bằng tay hoặc bắt bóng bằng tay.
  • Đồng đội ném biên về nhưng vẫn chạm hay bắt bóng bằng tay.

Làm cách nào đá phạt gián tiếp mà bóng chạm vào khung thành?

Đa phần, các quả đá phạt đều được thực hiện tại chính nơi đã xảy ra lỗi. Ngoại trừ, các khu vực thuộc phạm vi vòng cấm của đội hưởng đá phạt. Nếu có trường hợp này xảy ra thì cú đá phạt có thể được thực hiện tại bất kỳ vị trí nào trong khu vực cấm của đội đó.

Làm cách nào đá phạt gián tiếp mà bóng chạm vào khung thành?
Làm cách nào đá phạt gián tiếp mà bóng chạm vào khung thành?

Trước khi thực hiện đá phạt thì quả bóng phải được cố định, không dịch chuyển. Nếu vị trí sút phạt nằm bên trong vòng cấp của đội được hưởng thì cầu thủ phải đứng ngoài vòng cấm. Các cầu thủ của đội bóng đối phương phải đứng cách bóng khoảng 9,15m hoặc có thể gần hơn, miễn sao họ phải đứng ở vạch giữa hai khung thành.

Bàn thắng chỉ được ghi nhận khi quả bóng đi ra từ cú phạt gián tiếp phải chạm chân một cầu thủ nào khác trước khi đi vào trong khung thành. Nếu bóng chạm trực diện vào khung thành của đội bạn thì đội đó sẽ được hưởng quả phát bóng lên. Nếu bóng chạm trực diện vào khung thành đội nhà thì đội đối thủ sẽ được hưởng sẽ được hưởng thêm quả phạt góc nữa.

Trên đây, chúng tôi đã giải thích để anh em được rõ đá phạt gián tiếp là gì.  Hy vọng, đây sẽ là thông tin bổ ích để anh em hiểu và nắm vững hơn luật lệ của bộ môn thể thao vua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *